Ngày nay bình tích khí hay bình dãn nở đều được sử dụng phổ biến để cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực mỗi khi cần thiết, hầu hết những chung cư, khu nhà cao tầng đông dân cư đều khó khăn trong việc đưa nước từ dưới lòng đất lên trên cao. Chính vì thế khi lắp đặt bình tích khí hoặc bình dãn nở sẽ giúp tăng áp lực nước trong đường ống để đẩy nước lên cao, cung cấp cho cuộc sống, sinh hoạt của người tiêu dùng. Cùng giống nhau về ứng dụng nên nhiều người còn nhầm lẫn 2 loại bình này với bình tích áp. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về bình tích khí và bình dãn nở để phân biệt được 3 loại bình này.
Những thông tin không thể bỏ qua về bình tích khí.
Bình tích khí là loại bình chứa khí hoạt động dựa trên nguyên tắc nén áp suất, nhằm tích trữ năng lượng thủy lực đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực mỗi khi cần thiết. Đây là thiết bị sử dụng vô cùng rộng rãi trong nông nghiệp cũng như công nghiệp.
Bình tích khí
Cấu tạo của bình tích khí như nào?
Hiện nay, bình tích khí được chia làm 2 loại với tính năng như sau:
- Loại bình tích lưu lượng dư: đây là loại bình kết cấu dạng túi cao su bên trong vỏ bình được làm từ thép với ống trụ. Loại bình này được dùng trong những máy ép gạch, máy ép nhựa hay đột dập kim loại,….
- Loại bình tích áp suất: đây là loại bình có kết cấu màng trong vỏ cầu kim loại và được dùng để kẹp giữ, phanh hay bổ sung rò rỉ dầu
Bình tích khí có cấu tạo chung gồm vỏ bình và ruột bình:
- Vỏ bình được làm từ thép chịu lực với khả năng chịu được áp suất cực cao
- Ruột bình được cấu tạo từ cao su tổng hợp EPDM, khi bình hoạt động sẽ liên thông với cửa dầu thủy lực ra vào.
Vỏ bình và ruột bình của bình tích khí được ngăn cách bởi lớp khí Nito được nén ở áp suất nhất định và được bịt kín.
Bình tích khí hoạt động như thế nào?
Bình tích khí hoạt động với 2 quá trình cơ bản là quá trình nạp và quá trình xả.
Đầu tiên là đường ống giảm áp lực rơ-le trên đường ống tác động sẽ làm đóng tiếp điểm, lúc này máy bơm nước sẽ hoạt động giúp đẩy nguồn nước từ đầu họng của máy bơm nước chạy theo đường ống van một chiều mở. Và nguồn nước sẽ được đẩy ra ngoài đường ống vào trong bình tích khí.
Sau qua trình bơm thì áp lực trong đường ống nước sẽ tăng lên và rơ-le tác động sẽ nhả tiếp điểm, máy bơm nước sẽ dừng lại và không cung cấp nước nữa, lúc này van 1 chiều ở đầu đẩy của máy bơm sẽ được đóng lại.
Khi sử dụng nguồn nước, mức độ cũng như áp lực nước bị tụt xuống, lượng nước trong bình tích áp sẽ được đẩy ra ngoài, áp lực đường ống sẽ được giảm đến mức độ nhất định để tiếp tục cho chu kỳ hoạt động tương tự.
Những thông tin không thể bỏ qua về bình dãn nở
Bình dãn nở là một thiết bị được lắp đặt trong hệ thống kín với mục đích đảm bảo sự thay đổi thể tích của chất lỏng trong hệ thống mà không làm hỏng thiết bị hay vỡ đường ống. Bình dãn nở được sử dụng rất nhiều trong hệ Chiller của siêu thị, tòa nhà,….
Bình dãn nở
Cấu tạo của bình dãn nở như thế nào?
Bình dãn nở cũng có cấu tạo tương tự như bình tích khí, bao gồm 2 phần như sau:
- Phần vỏ bình: được làm từ thép chịu lực có độ bền cao, chịu được áp suất lớn, mang lại sự an toàn cho người sử dụng
- Phần lõi bình gồm 2 bộ phận đó là: phần cao su chứa dầu thủy lực để khi hoạt động sẽ liên thông với cửa dầu thủy lực vào ra và phần không khí chứa Nito được nén ở áp suất nhất định và cũng được bịt kín
Bình dãn nở hoạt động như nào?
Khi nước nóng thì nước sẽ nở ra khiến khối lượng của nó tăng lên. Vì nước được chứa trong một hệ thống khép kín nên sự gia tăng nhiệt này sẽ tạo ra áp lực lớn trên đường ống nước cũng như các thành phần khác của hệ thống thủy lực. Nếu như không được giải quyết thì áp lực nước có thể làm đường ống bị rò rỉ, thậm chí là vỡ ống. Khi sử dụng bình dãn nở sẽ cung cấp thêm không gian để lượng nước tăng lên đồng thời làm giảm áp lực cho hệ thống. Ngoài ra nếu như bạn không sử dụng bình dãn nở thì để giảm áp lực nước, bạn sẽ phải mở van xả, điều này sẽ gây lãng phí năng lượng và làm giảm tuổi thọ của máy bơm.
Khi hệ thống của bình dãn nở đã được làm đầy hoàn toàn bằng nước lạnh thì áp suất của bình sẽ bằng với áp suất ban đầu, giúp ruột bình hoàn toàn nở rộng. Khi nhiệt độ nước được tăng lên, phần nước nở ra sẽ được expansion tank hấp thụ. Sau khi nhiệt độ của nước đã đạt đến mức tối đa và bắt đầu giảm thì ruột bình dãn nở sẽ trả nước đã hạ nhiệt về cho hệ thống thủy lực.
Bình tích khí lẫn bình dãn nở đều mang đến tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ cho máy bơm nước, giảm thiểu tiếng ồn khi vận hành máy bơm, việc sử dụng cũng vô cùng dễ dàng,…. Tuy nhiên điểm khác nhau giữa chúng đó là bình tích khí được sử dụng chủ yếu cho hệ thống cấp nước, tăng áp, hệ thống cứ hỏa, còn bình dãn nở lại được ưa chuộng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm hay hệ thống tuần hoàn nước nóng. Chính vì thế mà tùy thuộc vào yêu cầu cũng như nhu cầu sử dụng mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn loại bình phù hợp.